0931.159.779

Nguyên tắc phong thủy cơ bản trong xây dựng

Trong văn hoá và quan niệm của người Việt, phong thuỷ là một trong những yếu tố xuất hiện thường xuyên trong các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, khai trương mở hàng… Ngay cả xây nhà cũng không thể tránh khỏi việc phải phù hợp với phong thuỷ.

Phong thuỷ trong xây dựng nhà cửa

1. Phong thuỷ trong quan niệm của con người

Bắt nguồn từ Trung Quốc, ban đầu phong thuỷ được hiểu là sự lý giải về thế giới tự nhiên nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và canh tác nông nghiệp. Sau này, phong thuỷ còn có vai trò trong việc giúp họ xác định sự vận động của quỹ thời gian. Ngày nay, do sự phát triển của nhận thức con người, phong thuỷ được xem như là một bộ môn khoa học tổng hợp của các môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết khác như vật lý địa cầu, thuỷ văn địa chất, vũ trụ tinh thể học, khí tượng học, môi trường học và kiến trúc.

Thực tế, khoa học đã chứng minh được rằng phong thủy tác động một phần không nhỏ đến sức khỏe, hạnh phúc, công danh, tài lộc của con người. Có nghĩa là, khi bạn biết vận dụng phong thủy một cách khoa học, có chừng mực thì vận may, những điều tốt lành sẽ tới. Ngược lại, khi bạn quá lạm dụng sẽ gặp phải nhiều phiền toái làm tâm lý khó chịu, bất an.

2. Phong thuỷ ứng dụng trong kiến trúc, xây dựng

Khoa học phong thuỷ trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc dựa trên sự hình thành, phát triển và các quy luật về tự nhiên, chủ yếu là phương hướng, địa lý… Những ngôi nhà tốt là những ngôi nhà: Đảm bảo được sự tiện nghi, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của gia chủ; Được thiết kế, xây dựng bởi điều kiện kỹ thuật tiên tiến, chất lượng và phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh cùng khả năng của chủ nhà để tạo ra một căn nhà hoàn thiện nhất; Cách bố trí, sắp xếp hợp lý, hiệu quả và thẩm mỹ; Và một điều quan trọng không kém, chính là sự hoà hợp với thiên nhiên trời đất, hợp với tuổi, mệnh… của gia chủ, đó chính là yếu tố phong thuỷ.

Ứng dụng phong thuỷ trong lĩnh vực xây dựng

Cụ thể, phong thuỷ ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc là việc xem xét các đối tượng tác động với những đặc tính cơ bản sau:

Tính tổng hợp: Xem xét rất nhiều phương diện như địa chất, thuỷ văn, khí hậu, cảnh quan, nhân trắc… để tạo lập môi trường sống tốt nhất.

Tính linh hoạt: Ngôi nhà linh hoạt hợp phong thuỷ là ngôi nhà thích hợp với mọi điều kiện tự nhiên, hay nói cách khác là tận dụng được các ưu điểm và hạn chế của thiên nhiên.

Tính cân bằng: Phong thuỷ luôn nêu cao tính cân đối giữa các thành phần nhà và đất, nhà và con người sao cho hài hoà, không quá thiên lệch, tạo sự cân bằng âm dương, động tĩnh trong môi trường ở.

Tính ổn định: Do đặc điểm đất nước phát triển nông nghiệp là chủ yếu, đời sống cộng đồng dân tộc quanh năm gắn bó với ruộng đồng, ít du canh du cư, cho nên đối với người Việt, đất cất nhà phải có khả năng bình ổn hiện tại, giúp con cháu đời sau phát triển vững bền. Không những thế, ngôi nhà còn phải hài hoà với môi trường xung quanh, gắn chặt với cộng đồng, hài hoà với hàng xóm, láng giềng.

Tính văn hoá: Ngôi nhà không chỉ chắc chắn về kết cấu mà còn phải hài hoà, thẩm mỹ. Thông thường, phong thuỷ định hướng cho việc bài trí, sắp xếp mọi kết cấu, đồ vật của căn nhà trở nên hài hoà, mang đậm nét văn hoá truyền thống và đặc biệt là gắn kết con người lại với nhau.

3. Một số nguyên tắc về phong thuỷ cơ bản trong xây dựng nhà cửa

Mọi người thường dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu phong thuỷ trước khi khởi công xây nhà. Tuy nhiên, khi bắt đầu xây dựng nhà cửa, vẫn có rất nhiều vấn đề xảy ra khiến cho công trình không được thực hiện đúng kế hoạch, làm gia chủ lúng túng. Do vậy, chúng tôi xin được tổng hợp một số nguyên tắc phong thuỷ cơ bản để các bạn có thể dễ dàng nắm bắt và tiến hành xây dựng công trình của mình một cách trơn tru, có hiệu quả nhất.

Nguyên tắc phong thuỷ cơ bản trong lĩnh vực xây dựng

Thứ nhất, xem ngày giờ động thổ và tuổi xây nhà. Thông thường người Việt sẽ mời thầy hoặc hỏi thăm những người có kiến thức về phong thuỷ để xem ngày giờ động thổ và người đứng ra làm nhà có được tuổi xây dựng nhà hay không. Thực chất, việc xem ngày giờ làm nhà được dựa trên căn cứ về tuổi, mệnh để tránh phạm vào các hạn Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai gây ra những rắc rối cho gia chủ. Nếu tại thời điểm cần xây nhà mà tuổi và mệnh của gia chủ không thích hợp thì có thể thờ tuổi của người khác. Người được nhờ tuổi sẽ đứng ra để làm các lễ cúng bái thần linh giúp cho công trình xây dựng được thuận lợi nhất.

Thứ hai, xem hướng nhà hướng cửa. Theo khoa học, xem hướng nhà, hướng cửa có vai trò trong việc giúp ngôi được xây dựng trên các hướng đón được nhiều ánh sáng tự nhiên nhiều gió nhưng lại không tạo ra sự bí bách, ngột ngạt cho ngôi nhà. Còn theo phong thuỷ, hướng nhà, hướng cửa giúp cho gia chủ có thể thuận lợi làm ăn, sức khoẻ được dồi dào, công danh thành toại… Thông thường thì người Việt sẽ xây nhà theo các hướng hợp với tuổi và dễ dàng đón được tài lộc nhất.

Thứ ba, nguyên tắc “toạ hung hướng cát” khi xây dựng bếp. Có nghĩa là, căn bếp của mỗi gia đình nên được xây tại điểm đất xấu, cửa bếp quay về các hướng tốt của gia chủ. Bên cạnh đó, bếp không nên được thiết kế dưới gầm cầu thang hoặc đối diện với nhà vệ sinh bởi nó vừa mất vệ sinh lại vừa không hợp phong thuỷ bởi nước kỵ thuỷ.

Thứ tư, thiết kế kích thước các cửa theo cung tốt của thước Lỗ Ban. Thước Lỗ Ban là cây thước được sử dụng đo đạc trong xây dựng, trên thước có chia kích thước địa lý thông thường và các cung giúp phân định các khoảng tốt hay xấu, giúp người sử dụng biết được kích thước thế nào là đẹp nên sử dụng và kích thước nào là xấu nên tránh. Thước 52,2cm là loại dùng để đo khoảng không thông thủy (cửa đi, cửa sổ, chiều cao tầng, giếng trời…)

Thứ năm, nghiên cứu số bậc cầu thang. Các bậc cầu thang không chỉ đơn giản là dùng để đi mà nó còn thể hiện được sự may rủi của gia chủ hoặc ngôi nhà. Bậc cầu thang bao gồm 4 cung: Sinh – Lão – Bệnh – Tử, nếu là nhà tầng thì lưu ý tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải là cung “Sinh”.

Thứ sáu, xác định trung cung của ngôi nhà. Trung cung trong một ngôi nhà là điểm (hoặc vùng) trọng tâm của mặt bằng ngôi nhà. Trung cung ngôi nhà thường bố trí cầu thang hoặc giếng trời hay các không gian chung, từ đó tỏa đi các không gian riêng khác. Nếu bố trí chủ động ngay từ đầu thì ngôi nhà vừa tránh được tình trạng tối tăm ẩm thấp.

Cuối cùng, xác định hướng cấp, thoát nước. Việc dẫn nước vào và thoát nước ra đều phải thông suốt và tránh rò rỉ, thất thoát và ô nhiễm. Nếu xét riêng trong khu vực dưới nền nhà, hệ thống cấp – thoát nước cần tách bạch để dễ dàng sử dụng mà không gây ảnh hưởng tới các kết cấu khác, đảm bảo vệ sinh và dễ dàng sửa chữa.

Xây dựng ngày nay mặc dù có sự giao lưu, tiếp nhận nhiều nguồn văn hoá cùng với điều kiện khoa học tiến bộ hiện đại nhưng vẫn không thể tách rời khỏi việc dựa vào phong thuỷ. Phong thuỷ góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới mọi mặt của đời sống. Vì vậy, vận dụng các nguyên tắc phong thuỷ cơ bản trong xây dựng một cách đúng đắn, khoa học giúp cho không gian sống của bạn trở nên thoải mái và an toàn hơn.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Hotline: 0383 736 444

Hân hạnh được phục vụ!
——————————————————–
CÔNG TY TNHH TẦM CAO TC.VN
Địa chỉ văn phòng: Số 36A32 KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Hotline: 0383 736 444
Website: tamcaotc.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *